demo-attachment-297-clienty-3

Tài liệu hệ thống Smart Farm

1. Giới thiệu

  • Hệ thống Smart Farm hay còn được gọi là một hệ thống trang trại thông minh, các thiết bị hiện đại trong trang trại này được kết nối liền mạch với nhau.
  • Hỗ trợ cho toàn bộ quá trình giám sát nông nghiệp, được điều khiển và vận hành hệ thống trang trại từ xa qua máy tính và có thể qua điện thoại thông minh.
  • Hệ thống này giúp cho chủ trang trại hoặc là người vận hành có thể kiểm soát được mọi thông tin của toàn bộ trang trại mọi lúc, mọi nơi.
  • Nông trại thông minh dựa và cách làm nông nghiệp nhờ sử dụng cảm biến các thiết bị hiện đại để có thể đưa ra quy trình làm việc chính xác giúp cho nông trại đạt hiệu suất tốt hơn.
Tài liệu hệ thống Smart Farm
Hình 1: Mô tả Smart Farm

2. Hệ thống Smart Farm

2.1 Hệ thống

Tài liệu hệ thống Smart Farm

Hình 2: Cấu trúc hệ thống gồm modbus RTU và lora

  • Hệ thống gồm 4 phần chính: Sever IOT, Giao diện người dùng, Truyền thông giao triếp, Thiết bị đầu cuối Controler.
  • Được xây dựng trên 2 phương thức truyền thông khác nhau có thể lựa chọn phù hợp với từng nới lắp đặt: Modbus RTU, Lora.
  • Server xử lý và lưu trữ dữ liệu, phát lệnh xuống các bộ điều khiển bằng RTU hoặc LORA. Đọc tín hiệu cảm biến trực tiếp từ sensor nếu hỗ trợ RTU hoặc gián tiếp qua các vi điều khiển đưa về dạng RTU và LORA.

2.1.1 Server IOT

  • Một máy chủ IoT (Internet of Things) là một hệ thống hoặc dịch vụ trực tuyến được sử dụng để quản lý và điều khiển các thiết bị kết nối IoT. Máy chủ IoT đóng vai trò trung tâm hệ thống IoT bằng cách thu thập, lưu trữ, xử lý và chia sẽ dữ liệu từ các thiết bị IoT và thường cung cấp các chức năng quản lý, theo dõi và điều khiển.
  • Để đảm bảo các chức năng của server IoT, xử lý chuẩn xác và nhanh thì hệ thống có thể sử dụng một máy tính mini, máy tính nhúng chạy hệ điều hành Linux hoặc Windows. Tùy vào nhu cầu mà ta có thể lựa chọn 1 thiết bị để xây dựng 1 server IoT cho hệ thống.
  • Với hệ thống hiện tại đang sử dụng máy tính mini NUC của dòng Intel để chạy server IoT kết nối giao tiếp với thiết bị khác qua cổng USB
  • Khả năng lưu trữ bằng, xử lý nhanh, thông tin chính xác. Có thể chọn nhiều dòng máy khác nhau để thay thế hoặc dùng máy tính văn phòng để trở thành server IoT.
  • Dòng NUC INTEL

+ Máy tính hỗ trợ cổng nhiều USB, Ethernet, HDMI, … nên chúng ta có thể tạo nhiều chức năng trên cùng 1 server.

+Kích thước nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt ở nới có không gian bị hạn chế.

+ Hiệu suất tùy vào cấu hình của máy nhưng đáp ứng tốt vai trò sever cho hệ thống, có thể làm thêm 1 số nhiệm vụ khác, dễ dàng mở rộng và nâng cấp đáp ứng phát triển hệ thống về sau.

Tài liệu hệ thống Smart Farm
Hình 3: Server IoT trên NUC của Intel

2.1.2 Controller

a. Bộ xử lý

  • Đảm nhận vai trò tiếp nhận thông tin từ server, xử lý điều khiển các ngõ ra bật tắt thiết bị theo mong muốn. Phản hồi trạng thái thiết bị về giao diện người dùng.
  • Bộ phận xử lý sử dụng máy tính nhúng raspberry với các dòng (zero w, 2, 3, 4,) ngôn ngữ python dễ dàng thay đổi và viết chương trình điều khiển logic theo mong muốn.
  • Bộ sử lý được kết hợp giữ Raspberry (Pi3) và một số IC và linh kiện điện tử:
Tài liệu hệ thống Smart Farm
Hình 4: Bộ xử lý raspberry và mạch điều khiển của bộ điều khiển Controler
  • Controler: bao gồm 1 raspberry kết hợp với USB R-S485, gắn kết trên bo mạch điều khiển tín hiệu I/O:

      + Giao tiếp: RS485, Lora, TCP/IP qua conorh Ethernet…

      + Input: 8 cổng input digital 24VDC.

      + Outpt: 8 cổng Output Relay, có thể sử dụng 24V DC/ 10A hoặc 220V AC/ 10A.

      + Header kết nối module mở rộng I/O.

b. Module mở rộng

  • Module mở rộng tăng thiết bị đầu ra cho bộ điều khiển
  • Có thể lựa chọn module mở rộng 8 I/O hoặc 16I/O
  • Input: digital 24V DC
  • Output: relay 24VDC /10A hoặc 220V AC /10A
Tài liệu hệ thống Smart Farm
Hình 5: Module mở rộng

2.1.3 Sensor

  • Cảm biến là một thiết bị hoặc một phần hệ thống được sử dụng để phát hiện, đo lường, hoặc ghi nhận thông tin về các biến đổi trong môi trường
  • Cảm biến có nhiều loại sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: đo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió, pH, …
  • Thông tin đọc từ cảm biến sẽ được biến đổi về các dạng: xung (PWM), analog (0-10V DC, 0-20mA, 4-20mA, …), Modbus RTU, I2C, …
  • Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà lựa chọn tính năng của cảm biến để ghi nhận đúng thông tin mong muốn

+ Đo nhiệt độ, độ ẩm: thường chọn dạng tín hiệu Modbus RTU để tích hợp trực tiếp vào hệ thống không cần qua biến đổi tín hiệu

  • Nhiệt độ và độ ẩm không khí: tin dùng với sensor Modbus RTU RS485 SHT20 (Mã XY-MD02) hoặc lựa chọn những sensor có khoảng làm việc rộng hơn 0-100 0C và độ ẩm 0-100%. Tùy vào nhu cầu mà có thể lựa chọn nhiều loại sensor ghi nhận nhiệt và độ ẩm khác nhau.
  • Nhiệt độ và độ ẩm đất: thị trường nhiều loại hỗ trợ ghi nhận nhiệt độ và độ ẩm đất, tùy vào nhu cầu, môi trường làm việc lựa chọn đầu dò cảm biến phù hợp.

+ Đo ánh sáng: ghi nhận cường độ ánh sáng cung cấp cho cây trồng. Cảm biến ánh sáng có nhiều loại chọn lựa với nhiều tín hiệu đầu ra. Với hệ thống ưu tiên lựa chọn cảm biến tín hiệu đầu ra là RTU, nhằm kết nối trực tiếp với hệ thống không qua vi điều khiển, khả năng sai số thấp.

+ Gió: Cảm biến được sử dụng để đo lường ghi nhận tốc độ và hướng của gió trong môi trường. Giúp phần cảnh báo tốc độ có thể ảnh hưởng đến tài sản vật chất của farm … Thường tốc độ có đơn vị là: m/s, km/h

+ pH: Đo lường độ pH trong nước hoặc dung dịch phân bón, đảm bảo độ pH vừa đủ cho cây trồng. Mức dao động độ pH từ 0-14.

+ Ngoài ra còn có nhiều loại cảm biến khác nhau, phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Giúp ghi nhận, đo lường thông tin môi trường. Đưa lên số liệu cụ thể, cảnh báo, đánh giá đến người kỹ thuật đưa ra những giải pháp.

Tài liệu hệ thống Smart Farm
Hình 6: Cảm biến tốc độ gió
Tài liệu hệ thống Smart Farm
Hình 7: Cảm biến ánh sáng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tài liệu hệ thống Smart Farm
Hình 8: Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm
Tài liệu hệ thống Smart Farm
Hình 9: Cảm biến pH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.4 Truyền thông Mobbus

  • Modbus là một giao thức truyền thông được sử dụng rộng rãi trong việc kết nối và truyền dữ liệu giữa các thiết bị điện tử trong các hệ thống tự động hóa công nghiệp.
  • Modbus thường sử dụng truyền thông qua giao diện RS-232 hoặc RS-485 (Modbus RTU) hoặc qua Enthernet (Modbus TCP/IP).
  • Hệ thống sử dụng giao tiếp Modbus RTU RS-485 để giao tiếp giữa các Slave với Master (giao tiếp từ bộ điều khiển controler với server IOT).
  • Một Master có thể giao tiếp với số lượng slave lớn, với 32 thiết bị Slave được kết nối nối tiếp ưu điểm của RS-485 so với các dạng giao tiếp khác
  • Modbus có nhiệm vụ truyền tín hiệu từ Master ra lệnh cho các Slave bật tắt thiết bị trên Slave đó, và đọc cảm biến về Master.
  • Để giao tiếp Modbus RTU sử dụng:

+ Master: Bộ Chuyển Waveshare Industrial USB To RS485 Converter, …

Tài liệu hệ thống Smart Farm
Hình 10: USB TO RS485 hỗ trợ Modbus RTU cho Server IoT

+ Slave (controler): Bộ Chuyển Waveshare Industrial USB To RS485 Converter hoặc Mạch Chuyển Giao Tiếp UART TTL To RS485 V3(XY-K485), …

Tài liệu hệ thống Smart Farm
Hình 11: USB to RS485 tại Slave
Tài liệu hệ thống Smart Farm
Hình 12: Module UART to RS485 tại Slave

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Sensor: Có 1 số loại cảm biến tín hiệu đầu ra là RS-485 có thể đọc trực tiếp, hoặc sử dụng vi điều khiển để đọc và chuyển đổi về RS-485

2.1.5 Truyền thông Lora

  • Lora (Long Range) là một công nghệ truyền thông không dây được thiết kế để cung cấp kết nối mạng từ xa, tiết kiệm năng lượng và dễ triển khai cho các ứng dụng Internet of Things (IoT) và M2M (Machine-to-Machine).
  • Công nghệ Lora có khả năng truyền thông không dây với khoảng cách xa, tiết kiệm năng lượng, lắp đặt dễ dàng.
  • Số lượng giao tiếp trên 1 kênh của lora lên đến vài trăm thiết bị.
  • Đối với hệ thống sử dụng Lora để thay thế cho những nới khó triển khai đường dây… truyền tải không dây là lựa chọn thích hợp.
  • Hệ thống sử hiện tại đang sử dụng Lora E32 -UART kết hợp với USB -UART để có thể kết nối với Server và Controler (raspberry) qua cổng USB giao tiếp.
Tài liệu hệ thống Smart Farm
Hình 13: Lora Slave sử dụng E32 kết nối với raspberry để giao tiếp giữa server và slave

2.2 Web

  • Trang web được thiết kết dùng để quản lý các qui trình của farm và điều khiển thiết bị.
  • Web bao gồm: Lịch sản xuất, hồ sơ sản xuất, quản lý tưới tiêu, quản lý nông trại, thiết bị phần cứng, quản lý người dùng
  • Lịch sản xuất: Ghi nhận ngày tháng gieo trồng, trạng thái, giống cây trồng…
  • Hồ sơ sản xuất: quản lý hồ sơ sản xuất, xuất nhập tồn, nhật ký máy móc…
  • Quản lý tưới tiêu: Lịch tưới tiêu theo từng loại giống, từng lịch trình khác nhau. Quản lý mẫu tưới tiêu cho từng loại giống
  • Quản lý nông trại: nơi chứa thông tin nông trại, giống cây trồng, lịch gieo trồng, sản phẩm và quản lý kho
  • Thiết bị phần cứng: Thông tin từng thiết bị, sensor, …
  • Quản lý người dùng: Khởi tạo, phân quyền quản lý cho từng người dùng với từng mục đích khác nhau
Tài liệu hệ thống Smart Farm
Hình 14: Bảng chức năng wen quản lý

2.3 App (Ứng dụng điện thoại)

  • App: Điều khiển thiết bị, giám sát nông trại từng khu vực được phân quyền. Hỗ trợ cấu hình thiết bị, giao thức … cho nhân viên kỹ thuật…
  • Cài đặt được trên tất cả các điện thoại Android
  • Giao diện người dùng dễ dàng sử dụng, thao tác dễ dàng trên các mục có hình ảnh nhận diện
  • Hiển thị trạng thái hoạt động thiết bị, chỉ số giám sát môi trường từ các cảm biến theo từng khu vực
  • Điều khiển từ xa thông qua app và khi mất kết nối có thể điều khiển bằng mạng cục bộ…
  • Giao diện đăng nhâp
  • Đăng nhập theo tài khoản và mật khẩu được cấp theo từng người
Tài liệu hệ thống Smart Farm
Hình 15: Giao diện đăng nhập trên app

 

  • Thư mục gồm có: Chọn nông trại cho người trồng, Cấu hình cho nhân viên kỹ thuật, bảo trì
Tài liệu hệ thống Smart Farm
Hình 16: Thư mục chức năng trên app của Smart Farm
  • Giao diện điều khiển và sensor:

+ Điều khiển và trạng thái thiết ở Thiết bị (đánh dấu vòng cam)

+ Trạng thái, chỉ số cảm biến ở Cảm biến (đánh dấu vòng hồng)

Tài liệu hệ thống Smart Farm
Hình 17: Bảng điều khiển và hiển thị trạng thái thiết bị và cảm biến

3. Phát triển

  • Server là 1 máy tính mini với khả năng xử lý cùng lúc nhiều chức năng, khả năng nâng cấp phát triển dễ dàng
  • Bộ điều khiển dễ dàng tích hợp module mở rộng, tăng số lương thiết bị lớn (tối đa 200 I/O trên 1 bộ điều khiển kết nối thêm module)
  • Sự lựa chọn giữ 2 dạng truyền thông.
  • Modbus:

+ RTU RS-485: Thông tin nhanh, chuẩn xác, số lượng 32 Slave trên 1 master đủ để điều nhiều thiết bị, 32 trạm, tủ điện

+ TCP/IP: Kết nối với nhau dưới dạng IP mạng, 256 IP tương đương 256 Slave. Thông tin phản hồi nhanh chuẩn xác, hạn chế nhiễu thông tin

  • Lora: Mạng truyền thông không dây, đáp ứng truyền tải ở khoảng cách xa (2 -8 km), ít tốn năng lượng, hạn chế dây dẫn.
  • Có thể tích hợp Modbus để điều khiển thiết bị và sử dụng lora để đo lường và ghi nhận thông tin từ cảm biến. Tối ưu hóa quá trình điều khiển và phản hồ chuẩn xác từ thiết bị trong thời gian ngắn. Đảm bảo thẩm mỹ trong không gian canh tác từ việc lắp đặc sensor với mạng truyền thông không dây lora.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

demo-attachment-3471-Writers-Avatar

SAP ERP – Giải Pháp Đột Phá Cho Quản Lý Doanh Nghiệp

  • SAP ERP là gì?

SAP là một trong những hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) phổ biến nhất trên thế giới, được phát triển bởi công ty SAP SE tại Đức. Đây là một phần mềm hoạch định doanh nghiệp ra mắt thị trường vào năm 2006.

SAP ERP là một phần mềm quản lý doanh nghiệp tích hợp, cung cấp giải pháp toàn diện cho các hoạt động kinh doanh, bao gồm quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý vật liệu và quản lý sản xuất. Với những cải tiến liên tục, phần mềm SAP ngày càng chất lượng. đặc biệt, SAP còn cung cấp đến người dùng những phần mềm tích hợp rất đa dạng, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát quy trình vận hành của công ty.

  • Các module trong hệ thống SAP ERP

FI (Financial Accounting): Quản lý tài chính, kế toán và báo cáo tài chính.

CO (Controlling): Quản lý chi phí và lợi nhuận, kiểm soát và phân bổ ngân sách.

SD (Sales and Distribution): Bán hàng và phân phối, quản lý quá trình bán hàng, từ việc tạo đơn hàng đến giao hàng và thanh toán.

MM (Materials Management): Quản lý nguyên vật liệu, từ việc tạo đơn đặt hàng đến quản lý kho, phân phối vật liệu.

PP (Production Planning): Lập kế hoạch sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm.

HCM (Human Capital Management): Quản lý các hoạt động liên quan đến nhân sự, từ quản lý lương đến quản lý thời gian làm việc.

QM (Quality Management): Quản lý chất lượng, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

PM (Plant Maintenance): Bảo trì và sửa chữa các thiết bị máy móc trong công nghiệp.

PS (Project Systems): Quản lý dự án, từ lập kế hoạch đến quản lý chi phí và tiến độ.

  • Lợi ích của việc sử dụng SAP ERP 

Tiết kiệm chi phí doanh nghiệp: Bằng cách tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tăng hiệu quả sản xuất, thu thập dữ liệu theo thời gian thực, giảm lãng phí và hợp lý thông tin tài chính, SAP ERP có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động.

Tăng tính minh bạch: Hệ thống SAP cung cấp các công cụ báo cáo và phân tích để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của mình. Cho dù đó là danh sách sản phẩm, đơn đặt hàng hay thanh toán lô hàng, thì ứng dụng SAP đều phản ánh và giám sát tất cả hoạt động, cung cấp một cái nhìn tổng quan rõ ràng về việc thực hiện nhiệm vụ. Điều này giúp tăng tính minh bạch và quản lý rủi ro tốt hơn.

Tối ưu hóa quy trình kinh doanh: Hệ thống SAP cung cấp các module khác nhau để quản lý các hoạt động kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tăng hiệu quả sản xuất. Nhờ tính năng này, nó sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và chăm sóc khách hàng tốt hơn.

Quản lý dữ liệu hiệu quả: Hệ thống SAP cung cấp một cơ sở dữ liệu chung để quản lý tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,các bản ghi và nhập liệu không còn là vấn đề nữa. Vì chương trình sẽ tự động báo bằng hệ thống nhật ký hiện tại. Điều này giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu hiệu quả và giảm thiểu sai sót.

Dễ dàng tùy chỉnh: SAP ERP được thiết kế để có tính linh hoạt cao, cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh và điều chỉnh hệ thống để phù hợp với nhu cầu kinh doanh của họ.

Cải thiện chất lượng sản phẩm: Hệ thống tự ghi lại các báo cáo của khách hàng, tính toán hàng tồn kho và cung cấp các báo cáo phân tích giúp doanh nghiệp nắm được chất lượng sản phẩm và các vấn đề cần khắc phục. 

  • Các tính năng mới trong SAP ERP 

Tích hợp blockchain: SAP đã tích hợp công nghệ blockchain vào hệ thống ERP của mình, cho phép xác minh và xác thực danh tính, loại bỏ rủi ro trong giao dịch tài chính kỹ thuật, đảm bảo quyền riêng tư và tính bảo mật cho dữ liệu và hệ thống. Điều này giúp cải thiện tính bảo mật và minh bạch của giao dịch.

Hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI):Tính năng này đóng vai trò quan trọng cho các doanh nghiệp hiện đại quản lý tài nguyên, giúp các doanh nghiệp sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu và đưa ra các dự đoán và đề xuất.

Hỗ trợ quản lý nguồn nhân lực: Tính năng này cung cấp các công cụ quản lý nguồn nhân lực như quản lý thông tin nhân viên, đánh giá hiệu suất, quản lý lương và kế hoạch phát triển nhân lực.

Tích hợp IoT: SAP đã tích hợp các giải pháp Internet of Things (IoT) vào hệ thống ERP của mình để giúp các doanh nghiệp quản lý dữ liệu từ các thiết bị kết nối mạng. Dữ liệu được thu thập từ các thiết bị IoT liên tục được cập nhật và đảm bảo độ chính xác cao. Điều này có thể hỗ trợ cho hệ thống điều hành doanh nghiệp vận hành hiệu quả, giúp các doanh nghiệp không còn phải vật lộn để kết nối với các ứng dụng và quy trình kinh doanh nội bộ với dữ liệu bên ngoài. Nhờ vậy, công việc của người quản trị kinh doanh cũng diễn ra thông suốt và tiết kiệm thời gian hơn.

  • Cách triển khai SAP ERP 

Bước 1: Thu thập yêu cầu.

Bước 2: Phân tích và lập kế hoạch.

Bước 3: Thiết kế giải pháp.

Bước 4: Chuẩn bị hạ tầng.

Bước 5: Cài đặt và kiểm tra hệ thống.

Bước 6: Triển khai và kiểm tra.

Bước 7: Bàn giao và đào tạo người dùng.

Bước 8: Bảo trì và hỗ trợ.

 

logo01

8 Ứng dụng IoT trong đời sống

“Nhà thông minh”

IoT được sử dụng để kết nối các thiết bị trong nhà như đèn, máy lạnh, cửa, camera an ninh và hệ thống âm thanh. Người dùng có thể điều khiển các thiết bị này từ xa thông qua điện thoại di động hoặc trực tiếp qua lệnh giọng nói, tạo ra một môi trường sống tiện nghi và an toàn hơn.

“IoT trong Công nghiệp”

IIoT (Industrial Internet of Things) hỗ trợ kỹ thuật với các cảm biến, phần mềm, giúp nhà quản lý nhanh chóng có các dữ liệu cần thiết để giải quyết các vấn đề sớm hơn, hiệu quả cao hơn. IIoT giúp kiểm soát chất lượng và đảm bảo tính bền vững, làm tăng hiệu quả chuỗi cung ứng khi nhà cung cấp – nhà phân phối – nhà bán lẻ có thông tin nhanh chóng và chính xác về số lượng hàng hóa…

“IoT trong Nông nghiệp”

Do biến đổi khí hậu và khủng hoảng nguồn nước, người nông dân phải trải qua rất nhiều khó khăn như mất đất, xói mòn đất, hạn hán,… Những vấn đề này có thể dễ dàng được khắc phục hiệu quả bằng cách sử dụng và ứng dụng hệ thống canh tác dựa trên IoT. Nó cung cấp các giải pháp để quản lý và nâng cao hiệu suất trong việc trồng trọt và chăn nuôi. Các cảm biến và hệ thống theo dõi được sử dụng để giám sát môi trường, nhu cầu tưới tiêu, chất lượng đất, sức khỏe của cây trồng và gia súc. Dữ liệu thu thập từ các cảm biến này giúp nông dân đưa ra quyết định thông minh, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và gia tăng năng suất.

“IoT hỗ trợ chăm sóc sức khỏe con người”

IoT trong lĩnh vực y tế cung cấp các giải pháp như theo dõi sức khỏe từ xa, quản lý bệnh nhân, quảng bá phòng bệnh và giám sát thông tin y tế. Chúng được thiết kế để theo dõi các hoạt động của con người như nhịp tim, đếm bước chân,… Các dữ liệu trên được ghi lại và gửi đến các bác sĩ để phân tích chi tiết về thể chất. Ngoài việc thực hiện những chức năng cơ bản nêu trên, các thiết bị này cũng có thể báo động và gửi cảnh báo đến bác sĩ và người thân trong trường hợp khẩn cấp như lên cơn hen suyễn, co giật,… giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn và giảm thiểu chi phí y tế.

“Bán lẻ thông minh”

IoT đang ngày càng chứng tỏ được lợi ích của mình trong lĩnh vực bán lẻ, kể cả bán lẻ trực tiếp truyền thống hay bán lẻ trực tuyến đang rất thịnh hành hiện nay. Đó là vì công nghệ IoT giúp nhà bán lẻ kết nối được với khách hàng, dễ dàng truyền đạt các thông điệp quảng cáo và nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi đến với cửa hàng. Thông qua các nhà bán lẻ vật lý IoT có thể cạnh tranh với những người thách thức trực tuyến mạnh mẽ hơn. Họ có thể lấy lại thị phần bị mất của họ và thu hút người tiêu dùng vào cửa hàng, do đó làm cho nó dễ dàng hơn cho họ để mua nhiều hơn trong khi tiết kiệm tiền.

“Thành phố thông minh”

IoT được áp dụng trong việc quản lý và cải thiện các dịch vụ công cộng như giao thông, đèn đường, quản lý rác thải, cung cấp nước và năng lượng. Các cảm biến và hệ thống mạng kết nối giúp thu thập dữ liệu và quản lý các hoạt động trong thành phố một cách hiệu quả và bền vững hơn, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân

“Các thiết bị đeo thông minh”

Những thiết bị thông minh đã không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta như tai nghe bluetooth, kính thông minh, đồng hồ thông minh,… Những thiết bị này có cài đặt cảm biến cũng như các phần mềm thu thập dữ liệu hay thông tin người dùng. Chúng có thể giúp con người theo dõi tình trạng sức khoẻ, thể chất, hỗ trợ trong tập luyện thể thao hay mang tính giải trí cao. Thứ khiến chúng được nhiều ưa chuộng đó chính là thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng và đảm bảo được tính thẩm mỹ .

“Ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất ô tô”

Công nghệ IoT trong sản xuất ô tô cung cấp nhiều ứng dụng quan trọng. Nó giúp giám sát và quản lý thiết bị, quản lý chuỗi cung ứng, kiểm soát chất lượng, tạo môi trường sản xuất linh hoạt và tự động. bên cạnh đó, IoT cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập dữ liệu từ các cảm biến và thiết bị trong xe ô tô. Nhờ đó, các nhà sản xuất có thể phân tích và hiểu rõ hơn về hoạt động và tình trạng của các thành phần trong ô tô, từ đó đưa ra các biện pháp bảo trì và sửa chữa kịp thời. Ngoài ra, IoT còn hỗ trợ các dịch vụ cập nhật phần mềm, theo dõi hiệu suất và cảnh báo sự cố đến với khách hàng. Tất cả những ứng dụng này giúp tăng cường hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng ô tô và tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

 

Viettel mở ra thời đại mới với việc phủ sóng IoT cho cả thành phố Hồ Chí Minh

Viettel, một trong những nhà cung cấp viễn thông hàng đầu tại Việt Nam, đã công bố rằng họ đã hoàn thành việc phủ sóng kết nối thiết bị IoT (Internet of Things) cho toàn bộ thành phố Hồ Chí Minh.

Song song với quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới cho IoT, Viettel cũng cho biết đang đẩy nhanh tiến độ triển khai nền tảng để sớm cung cấp hệ sinh thái các ứng dụng về NB-IoT cho thành phố thông minh như: đỗ xe thông minh, giám sát chất lượng không khí, giám sát vị trí, thiết bị đo lường…

Đối với Hà Nội, Viettel cho biết đã phát sóng gần 500 trạm NB-IoT tại quận Cầu Giấy và các huyện ngoại thành. Trong tháng 9 này, sóng NB-IoT của Viettel sẽ phủ 100% thủ đô với số lượng trạm tương tự TP.HCM.

Theo công bố của Hiệp hội Di động Thế giới (GSMA), Viettel đang là đại diện duy nhất của Việt Nam góp mặt trong danh sách 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai thành công công nghệ 5G. Hiện trên thế giới mới có khoảng 10 quốc gia thương mại hóa 5G (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Australia, Anh, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Na Uy, Nga). Như vậy, với kế hoạch thương mại hóa 5G vào năm 2020, Viettel sẽ đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong việc triển khai 5G.

Toàn bộ các trạm 5G tại TP Hồ Chí Minh sử dụng hệ thống ăng ten thông minh với 64 bộ thu phát, kỹ thuật điều chế bậc 8 (256-QAM) và có thể truyền tối đa 4 luồng dữ liệu song song đồng thời. Đây cũng là cấu hình tiên tiến nhất hiện nay khi triển khai công nghệ 5G. Nokia tham gia cung cấp các giải pháp cho 5G và IoT do Viettel triển khai tại TO Hồ Chí Minh (bao gồm mạng lõi, thiết bị truyền dẫn, thiết bị vô tuyến).

Công nghệ IoT trên hạ tầng 4G do Viettel thiết kế bao gồm cả trạm gốc, ăng ten và băng tần được cấp phép, giúp kết nối số lượng lớn thiết bị IoT với ưu điểm công suất tiêu thụ thấp, yêu cầu băng thông đường truyền thấp, vùng phủ rộng. Sự kết nối thông minh này hứa hẹn sẽ mang lại những lợi ích và tiện ích to lớn cho cả cộng đồng và doanh nghiệp, đồng thời đóng góp vào việc xây dựng một thành phố thông minh và bền vững.

 

7 Xu hướng Digital Marketing dự kiến sẽ nổi bật trong năm 2023

  1. Nội dung tương tác: Việc tương tác với khách hàng qua nội dung được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển và trở thành xu hướng nổi bật trong Digital Marketing năm 2023. Content (nội dung) trong Marketing bao gồm chữ viết, hình ảnh, video, âm thanh…tất cả những gì có thể truyền tải đến người dùng kể cả mùi vị. Xu hướng này giúp tăng tương tác giữa khách hàng và thương hiệu
  2. Marketing trên nền tảng di động: Với sự phát triển của thiết bị di động và sự phổ biến của ứng dụng di động, việc tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng trên các thiết bị di động là rất quan trọng. Do đó, việc tập trung vào marketing trên nền tảng di động là một xu hướng quan trọng trong Digital Marketing năm 2023.
  3. Video ngắn: Việc sử dụng video ngắn đã gây bão trên toàn thế giới trong những năm gần đây, và hứa hẹn sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2023. Các video ngắn thường ngắn gọn để truyền tải thông điệp theo cách thú vị, dễ hiểu và hấp dẫn hơn. Với nhiều lợi ích như: dễ dàng thu hút sự chú ý của mọi người, mức độ tương tác cao, kích thích khách hàng xem nhiều video và quan tâm đến thương hiệu nhiều hơn,…
  4. Marketing trên nền tảng đa kênh: Việc tận dụng nhiều kênh marketing như email, xã hội, quảng cáo trực tuyến và truyền thông truyền thống là một xu hướng nổi bật trong Digital Marketing năm 2023. Kết hợp nhiều kênh này giúp tăng khả năng tiếp cận với khách hàng và tăng cường tính tương tác.
  5. Sử dụng trí tuệ nhân tạo: Tận dụng và kết hợp nội dung do AI tạo ra, công cụ AI đã giúp các nhà tiếp thị gặt hái được nhiều lợi ích nhờ hiểu rõ hơn đối tượng khách hàng mục tiêu như: quảng cáo có mục tiêu chính xác hơn, Từ những lợi ích thiết thực mà AI mang lại, các thương hiệu có thể tận dụng các cách sau để đào tạo AI tạo nội dung hỗ trợ tăng cường cho chiến lược marketing.
  6. Xu hướng thị trường B2C ( Doanh nghiệp bán trực tiếp đến người dùng): Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki đã trải qua quá trình phát triển và thu hút được số lượng lớn người dùng. Tuy nhiên, số lượng người bán cũng đang bắt đầu bão hòa, và các sàn thương mại cũng không phù hợp hoặc không miễn phí để kinh doanh nhỏ lẻ.
  7. Tối ưu hiển thị (SEO): Google sẽ ưu tiên những trang web có nội dung chất lượng, các chỉ số trải nghiệm người dùng trên trang web tốt (ví dụ: time on site, time outside, thời gian tải trang, …). Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, việc tối ưu hoá hiển thị (SEO) sẽ là một xu hướng marketing và thách thức trong 2023 đối với nhiều nhà tiếp thị chuyên nghiệp.

7 xu hướng phát triển của IoT trong năm 2023

Internet of Things (IoT) – Mạng lưới kết nối các thiết bị thông minh – đang trải qua sự phát triển mạnh mẽ và có tiềm năng vô cùng lớn trong tương lai. Dưới đây là những xu hướng IoT chủ yếu có thể kể đến trong năm 2023.

1. Mở rộng của 5G

Mạng 5G sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng kết nối của IoT. Tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn và độ trễ thấp hơn sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các ứng dụng và dịch vụ IoT.

2. Trí tuệ nhân tạo (AI)

Mối liên hệ bền chặt giữa trí tuệ nhân tạo (AI) và IoT không phải là điều mới tuy nhiên sự phát triển ở các lĩnh vực này và nhiều cơ hội mới mở ra hứa hẹn sẽ đem đến nhiều điều thú vị. Với lượng lớn dữ liệu được thu thập bởi các thiết bị thông minh, sự cần thiết phải sử dụng AI là không thể tránh khỏi. 

3. Công nghiệp 4.0

IoT đóng vai trò trung tâm trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các hệ thống tự động và thông minh sẽ thay đổi cách sản xuất và quản lý được thực hiện, tạo ra sự tối ưu hóa và nâng cao năng suất.

4. Vấn đề bảo mật được quan tâm và tăng cường mạnh mẽ

Số lượng lớn các thiết bị kết nối Internet trên thế giới dẫn đến dữ liệu dễ bị xâm nhập và tấn công bởi tin tặc. Nguy cơ thực tế này đòi hỏi các nhà sản xuất và vận hành phải làm thế nào để có những biện pháp ngăn chặn từ sớm và có hệ thống bảo mật tốt trong thời kì phát triển các thiết bị mới.

5. Kết nối vạn vật

IoT sẽ tiếp tục mở rộng kết nối đến các thiết bị và đối tượng mới, không chỉ trong các ngành công nghiệp mà còn trong đời sống hàng ngày. Từ nhà thông minh, xe tự hành đến các thiết bị y tế và nông nghiệp thông minh, mọi thứ sẽ được liên kết để mang lại tiện ích và hiệu quả cao hơn.

6. Tối ưu hiệu năng quản lý trong lĩnh vực năng lượng

Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu tập trung vào dự trữ năng lượng và tối ưu hóa cơ sở hạ tầng. Các nhà phát triển hàng đầu đã và đang cung cấp các thiết bị và phần mềm có thể giám sát việc sử dụng năng lượng (hoặc các tiện ích khác) theo thời gian thực.

7. Khám phá thị trường mới

IoT sẽ mở rộng ra các thị trường mới như điện tử tiêu dùng, dịch vụ y tế, du lịch và nhiều lĩnh vực khác. Các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm cơ hội mới và tạo ra giá trị từ việc kết nối các thiết bị thông minh.

 

Công nghệ AI và Cuộc sống 4.0

1. Khái niệm và cách hoạt động của Công nghệ AI

Công nghệ AI (Artificial Intelligence – AI) là một lĩnh vực trong khoa học máy tính có liên quan đến việc tạo ra các hệ thống máy tính có khả năng thực hiện các nhiệm vụ thông minh mà trước đây chỉ có con người mới có thể làm được. Mục tiêu của trí tuệ nhân tạo là tạo ra các máy tính hoặc hệ thống có khả năng tư duy, học hỏi, giải quyết vấn đề và thực hiện công việc một cách tự động.

Một trong những phương pháp chính là học máy (machine learning), nó cho phép máy tính học từ dữ liệu và cải thiện hiệu suất qua thời gian, nó dựa trên việc xây dựng mô hình toán học và sử dụng các thuật toán để tìm hiểu và phân tích dữ liệu. Một dạng phổ biến của học máy là học sâu (deep learning), trong đó các mạng nơ-ron nhân tạo lớn được sử dụng để xử lý thông tin và học từ dữ liệu không gian rộng. Nó cũng sử dụng nhiều kỹ thuật khác như xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), trong đó máy tính có khả năng hiểu và tạo ra ngôn ngữ tự nhiên. Các hệ thống xử lý ngôn ngữ tự nhiên có thể hiểu và tạo ra văn bản, nói và tương tác với con người bằng ngôn ngữ tự nhiên.

Trí tuệ nhân tạo có thể được phân thành ba loại hệ thống khác nhau: trí tuệ nhân tạo phân tích, lấy cảm hứng từ con người và nhân tạo. Để hoạt động, nó cần có dữ liệu đầu vào phong phú và các thuật toán phù hợp. Quá trình huấn luyện mô hình thường đòi hỏi một lượng lớn dữ liệu và khả năng tính toán mạnh mẽ.

 

2. Ứng dụng vào thực tế

Trong giao thông vận tải: Được sử dụng trong xe tự lái và hệ thống quản lý giao thông để cải thiện an toàn và hiệu suất giao thông.

Trong y tế: Sử dụng để phân tích dữ liệu y tế và hỗ trợ các bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh và đưa ra dự đoán về kết quả điều trị, phân tích hình ảnh y tế, dự đoán kết quả điều trị và phát hiện bất thường trong dữ liệu y tế. Ngoài ra, có thể áp dụng để phát triển các trợ lý ảo và chatbot thông minh, giúp cung cấp thông tin y tế, tư vấn sức khỏe và hỗ trợ tương tác người-máy trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Trong lĩnh vực ngân hàng, ông Nguyễn Việt Phương, Giám đốc phát triển phần mềm Techcombank cho biết ngân hàng này ứng dụng Công nghệ AI đã giúp xác thực thông tin, nhận diện khách hàng thông qua eKYC. Trong bối cảnh dịch COVID-19, nhiều khách hàng không thể đi đến ngân hàng giao dịch trực tiếp, việc ứng dụng đó giúp số lượng khách hàng mở tài khoản tăng lên nhiều.

Ngành công nghiệp: Sử dụng để tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thời gian và tăng năng suất, từ việc lập kế hoạch sản xuất đến quản lý kho và kiểm soát chất lượng. Giúp quản lý chuỗi cung ứng, giám sát và phát hiện các rủi ro an toàn trong môi trường làm việc, từ giám sát hình ảnh để phát hiện hành vi nguy hiểm cho đến dự đoán và ngăn chặn các tai nạn lao động. Đặc biệt, áp dụng AI để tự động kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Trong lĩnh vực nhà hàng, ông Nguyễn Anh Nguyên, Chủ tịch và CTO của Tập đoàn Hatto cho biết ứng dụng AI, học máy có thể giúp biết trước hoặc hạn chế những rủi ro liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi lên bàn ăn. Sử dụng AI, học máy, thị giác máy tính (computer vision) có thể kiểm soát độ tươi, chất lượng của rau củ quả và giúp loại bỏ rau củ quả không đảm bảo chất lượng. 

Trong giáo dục: Sử dụng để cung cấp nhiều dữ liệu bổ ích để giúp các em sinh viên lựa chọn được những khóa học tốt nhất cho mình. Nó giúp giáo viên tư vấn, gợi ý phương pháp giảng dạy và tự động hóa các nhiệm vụ quản lý lớp học. Bên cạnh đó, rất nhiều trò chơi, phần mềm giáo dục ra đời giúp học sinh tương tác và học một cách thú vị.

Trong ngành thương mại và du lịch: AI đang thay đổi cách mà những người kinh doanh làm việc, giúp khả năng thương mại hiệu quả và ít tốn kém. Nó phát triển những các ứng dụng điện tử đáng tin cậy, không cần văn bản giấy, kiểm tra danh tính (ID) nhanh hơn, chia sẻ dữ liệu và thủ tục lưu tài liệu theo tiêu chuẩn số hóa. Sự gia nhập của AI trong ngành thương mại sẽ yêu cầu phát triển một loạt các tiêu chuẩn mới, cho phép cải tiến quản lý kho hàng, dự đoán yêu cầu, và độ chính xác hơn trong việc chế tạo và vận chuyển đúng thời gian.

 

3. Cơ hội và thách thức

Cơ hội

Công nghệ AI có thể giúp trong việc khám phá tri thức mới và tiến bộ trong nhiều lĩnh vực khoa học và nghiên cứu. Nó có thể tìm kiếm mẫu, phát hiện mối quan hệ và đưa ra những phát hiện mới mà con người có thể bỏ qua, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Theo ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, cơ hội của việc sử dụng Công nghệ AI, đặc biệt là ChatGPT hiện rất lớn. Có thể kể đến như ChatGPT có thể tạo ra những nội dung văn bản rất phức tạp chỉ từ những câu lệnh đơn giản của người dùng, giúp tăng tương tác với độc giả và giúp cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách trả lời các câu hỏi cũng như giải đáp thắc mắc của khách hàng. Bên cạnh đó, khi chia sẻ về ứng dụng ChatGPT trong hoạt động của một tòa soạn báo, Phó Tổng Biên tập Vietnamplus Nguyễn Hoàng Nhật cho rằng, công cụ này rất thích hợp để trở thành trợ lý biên tập viên. Theo đó, ChatGPT có thể phát huy tác dụng trong các hoạt động tiền xử lý như lên ý tưởng và thực hiện nghiên cứu ban đầu cho một chủ đề. Đồng thời tiến hành xử lý hậu kỳ như tạo bài đăng cho mạng xã hội, tóm tắt và tối ưu hóa một chủ đề. Với khoảng thời gian được tiết kiệm này, phóng viên, biên tập viên có thể sử dụng vào nghiên cứu các tin bài sâu hơn và mang lại nội dung chất lượng hơn.

Có rất nhiều công ty đều nhận ra sức mạnh của Trí tuệ nhân tạo, Các doanh nghiệp đã sử dụng ứng dụng để mở rộng quy mô, tăng thêm module lập trình liên quan đến dữ liệu đầu vào, dữ liệu đào tạo, dữ liệu thay đổi, dữ liệu quản lý đối tác và dữ liệu công nghệ. 

Tại Việt Nam, cũng đã thành lập một số Trung tâm Trí tuệ nhân tạo tại các trường đại học và viện nghiên cứu để khuyến khích phát triển công nghệ AI. Các trung tâm cung cấp hỗ trợ và tài nguyên cho các nhà nghiên cứu, đồng thời hợp tác với các đối tác trong ngành để phát triển các giải pháp AI cho các lĩnh vực khác nhau.

Nó có thể hỗ trợ chẩn đoán bệnh, phân tích hình ảnh y tế, dự đoán dịch bệnh và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông minh. Nó có thể giúp đẩy mạnh hiệu quả và chất lượng chăm sóc y tế. Giúp cải thiện chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.

Thách thức

Công nghệ AI yêu cầu dữ liệu lớn và chất lượng cao để đạt được hiệu suất tốt. Tuy nhiên, việc thu thập và tiếp cận dữ liệu phù hợp có thể gặp khó khăn, và nếu dữ liệu không chính xác hoặc không đại diện, kết quả của nó có thể không đáng tin cậy.

Mặc dù Công nghệ AI sẽ tạo ra các cơ hội việc làm mới và năng động hơn, nhưng nó cũng có khả năng phá vỡ việc làm hiện có. Ví dụ, việc sử dụng robot ngày càng tăng, robot cùng máy móc sẽ có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ hiện đang được thực hiện bởi con người… sẽ dẫn đến mất việc làm.

Công nghệ AI không phân bố đồng đều, và việc tiếp cận nó có thể tạo ra bất bình đẳng trong xã hội. Sự chênh lệch kỹ thuật và tài chính có thể dẫn đến sự khác biệt về tiếp cận và sử dụng Công nghệ AI giữa các quốc gia, các tầng lớp và các khu vực.

Một thách thức lớn trong Công nghệ AI là khả năng giải thích và hiểu nguyên lý hoạt động của các mô hình. Trong một số trường hợp, AI có thể tạo ra kết quả chính xác nhưng không thể giải thích cách nó đưa ra quyết định, điều này khiến người dùng khó tin tưởng và khó nhận biết sự gian lận hoặc lỗi.

Đối với việc triển khai và sử dụng AI, sự phụ thuộc vào công nghệ là một thách thức. Các hệ thống AI phức tạp và đòi hỏi cơ sở hạ tầng và tài nguyên phù hợp để hoạt động hiệu quả. Điều này có thể tạo ra một rào cản cho các tổ chức và quốc gia có hạn chế về tài nguyên.

AI giống như con dao hai lưỡi, có thể khiến các tòa soạn cắt giảm nhân sự để tiết kiệm chi phí, thậm chí làm thay đổi cả mô hình kinh doanh đã tồn tại nhiều thập kỷ trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số.

 

4. Một số thành tựu của Công nghệ AI

ChatGPT

Được huấn luyện trên một lượng lớn dữ liệu từ các nguồn trên internet và có khả năng tạo ra các phản hồi tự nhiên và thông minh dựa trên ngữ cảnh và câu hỏi của người dùng. Nó có khả năng hiểu và phản ứng với các câu hỏi, yêu cầu và yêu cầu thông tin từ người dùng.

Với khả năng đa dạng và linh hoạt trong trả lời, ChatGPT có thể hỗ trợ người dùng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cung cấp thông tin, giải đáp câu hỏi, tìm kiếm, tạo ra nội dung và đưa ra lời khuyên. Mô hình này không chỉ đơn thuần phản ứng theo mẫu, mà còn có khả năng tạo ra các câu trả lời sáng tạo và phù hợp với ngữ cảnh.

 

Deepfake

Là sự kết hợp từ cụm từ “deep learning” và “fake” (giả mạo), deepfake ám chỉ việc sử dụng mô hình học sâu để tổng hợp và thay đổi nội dung gốc một cách nhân hóa và tự nhiên. Dù mới phát triển vài năm gần đây, nhưng công nghệ deepfake đã trở nên ngày càng phổ biến, có thể gây ra những tác hại khôn lường đến đời sống xã hội. Tuy nhiên, deepfake cũng có thể được sử dụng trong việc giải trí và tạo ra nội dung sáng tạo như video hài, tự chế, và dự án nghệ thuật.

Deepfake
                                        Deepfake ( Ảnh: sưu tầm)

Cùng với sự tiến bộ của deepfake, cũng có những rủi ro và hậu quả tiềm ẩn. Deepfake có thể gây nguy hiểm cho danh tiếng và an ninh cá nhân, gây nghi ngờ và đánh mất sự tin tưởng vào nội dung trực tuyến. Do đó, việc nhận diện và ngăn chặn deepfake đang trở thành một thách thức đối với các nhà nghiên cứu và chính phủ.

 

Chép tranh bằng trí tuệ nhân tạo

Công nghệ của trí tuệ nhân tạo có thể nghiên cứu chi tiết các đường nét, màu sắc và ánh sáng của một bức tranh. Từ đó nó có thể sao chép một tác phẩm nghệ thuật thành một phiên bản mới. Công nghệ này đã được nghệ sĩ, lập trình viên Gene Kogan áp dụng để tạo ra bức tranh nổi tiếng “Nàng Mona Lisa” dựa trên các thuật toán của trí tuệ nhân tạo.

 

Máy học của Amazon

Là một bộ công cụ và dịch vụ Công nghệ AI được cung cấp bởi Amazon Web Services (AWS). Nó cung cấp các công cụ, khung công việc và dịch vụ cho phép người phát triển xây dựng và triển khai ứng dụng Công nghệ AI một cách dễ dàng và hiệu quả trên nền tảng đám mây của Amazon, bao gồm một loạt các dịch vụ như Amazon SageMaker, Amazon Rekognition, Amazon Comprehend, Amazon Polly và nhiều hơn nữa. Các dịch vụ này cung cấp các tính năng như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, phân tích hình ảnh, giọng nói tổng hợp và học máy.

Đồng thời, giải quyết các vấn đề thực tế của doanh nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào và tự tin đổi mới. Tham gia xây dựng hơn 100.000 khách hàng trên AWS, dựa trên hơn 20 năm kinh nghiệm tại Amazon. 

 

Cờ và các Trò chơi điện tử

Một trong những thành tựu nổi bật của Công nghệ AI trong lĩnh vực này là chương trình AlphaGo của Google DeepMind. AlphaGo đã chiến thắng các vận động viên chuyên nghiệp trong trò chơi cờ vây, một trò chơi có quy tắc phức tạp và số lượng nước đi lớn. AlphaGo sử dụng kỹ thuật học sâu và học tăng cường để đánh bại các đối thủ hàng đầu và mang lại tiến bộ lớn trong lĩnh vực này. Ngoài ra, các trò chơi như Space Invaders, Pong, Doom và World of Warcraft đã đánh bại được nhiều người chơi có kinh nghiệm.

 

5. Tương lai của Công nghệ AI

Trí tuệ nhân tạo đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Với sự tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này, tương lai của Công nghệ AI trông hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội và thay đổi đáng kể.

Một trong những khía cạnh quan trọng của tương lai Công nghệ AI là sự ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Từ y tế đến nông nghiệp, từ giao thông đến tài chính, nó sẽ được sử dụng để tăng cường hiệu suất và tạo ra giá trị mới. Các hệ thống y tế thông minh có thể phát hiện bệnh tật sớm hơn và tăng cường chẩn đoán, trong khi trong lĩnh vực nông nghiệp, nó có thể giúp nâng cao năng suất và quản lý tài nguyên.

Công nghệ AI tăng cường phân phối tự động trong hệ thống bán lẻ, không những vậy nó còn tự chủ và cá nhân hóa hơn với các kịch bản thực tế dựa trên lịch sử trước đây và xu hướng hỗ trợ người tiêu dùng. Trong tương lai, bạn có thể giao hàng nhanh chóng bằng máy bay không người lái, đã được đưa vào sử dụng và trở thành xu hướng ở Mỹ.

Công nghệ AI cũng dự kiến sẽ thúc đẩy sự phát triển của xe tự lái và robot. Từ ô tô tự động đến robot hỗ trợ trong công việc hàng ngày. Điều này có thể đem lại lợi ích lớn cho con người, từ giảm tai nạn giao thông đến tăng cường hiệu suất lao động và tiết kiệm thời gian.

Công nghệ AI mở ra hàng triệu cơ hội việc làm mới. Trên thực tế, Ấn Độ tăng gần gấp đôi số kỹ sư trí tuệ nhân tạo vào năm 2019, sự phát triển trong ngành AI của Ấn Độ được hỗ trợ bởi các chuyên gia chuyển đổi sang vai trò kỹ sư trí tuệ nhân tạo bằng cách nâng cao kỹ thân của bản thân thông qua các khóa học Trí tuệ nhân tạo. 

Tương lai của trí tuệ nhân tạo đầy triển vọng và đầy hứa hẹn. Nó đang tiến xa hơn và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó sẽ trở thành vũ khí đắc lực trong tất thảy mọi ngành nghề, lĩnh vực.



 


“ChatGPT” 6 Điểm Mạnh Đưa Trí Tuệ Nhân Tạo Gần Hơn

1.Giới thiệu về ChatGPT

ChatGPT (viết tắt của Chat Generative Pre-training Transformer), một trợ lý ảo được tạo ra bởi OpenAI, công cụ này ra mắt dưới dạng nguyên mẫu vào tháng 11 năm 2022 và nhanh chóng thu hút sự chú ý nhờ việc nó có thể hồi đáp chi tiết và trả lời lưu loát trên nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau.

Với mục tiêu tạo ra một trợ lý thông minh và đáng tin cậy, ChatGPT được huấn luyện trên một khối lượng lớn dữ liệu từ các nguồn trên Internet. Điều này giúp nó tích lũy kiến thức và hiểu biết về nhiều lĩnh vực như khoa học, lịch sử, công nghệ, văn hóa và nhiều hơn nữa. Vai trò chính của ChatGPT là tương tác với người dùng thông qua việc trò chuyện. Bằng cách đặt câu hỏi hoặc yêu cầu hướng dẫn từ bạn, chúng sẽ cố gắng trả lời và cung cấp thông tin hữu ích.

 

2. Cách hoạt động của ChatGPT

ChatGPT là một mô hình trí tuệ nhân tạo dựa trên mạng nơ-ron đa mục tiêu. Nó được đào tạo trên một lượng lớn dữ liệu văn bản để hiểu và tạo ra các câu trả lời phù hợp với câu hỏi hoặc yêu cầu từ người dùng.

Khi bạn nhập câu hỏi hoặc yêu cầu vào ChatGPT, mô hình sẽ xử lý câu hỏi hoặc yêu cầu của bạn, bao gồm tách từ và xử lý các ký tự đặc biệt để chuẩn bị dữ liệu cho việc đưa vào mạng nơ-ron. Từ đó, mô hình sẽ sử dụng mạng nơ-ron để xử lý thông tin đầu vào và hiểu ý nghĩa của nó. Qua quá trình này, nó sẽ tìm kiếm thông tin liên quan trong dữ liệu đã học, mô hình sẽ tạo ra câu trả lời phù hợp với câu hỏi hoặc yêu cầu của bạn. Câu trả lời này có thể bao gồm thông tin chính xác, giải thích, hoặc thậm chí là đề xuất các giải pháp.

ChatGPT đã được tối ưu hóa cho cuộc đối thoại qua việc sử dụng Học tăng cường từ phản hồi của con người (Reinforcement Learning from Human Feedback – RLHF) – một phương pháp sử dụng các ví dụ của con người để hướng dẫn mô hình đến hành vi mong muốn.

 

3. Ứng dụng của ChatGPT

Trợ giúp khách hàng: ChatGPT có thể được sử dụng để cung cấp hỗ trợ tự động cho khách hàng trên các trang web hoặc ứng dụng di động. Nó có khả năng trả lời các câu hỏi thường gặp, cung cấp thông tin sản phẩm và giải đáp các vấn đề cơ bản.

Tổng hợp thông tin: Nó có thể tự động tóm tắt thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và hiển thị lại dưới dạng bản tóm tắt để người sử dụng dễ dàng tiếp cận. 

Ứng dụng trong Truyền thông, Marketing: ChatGPT có thể hỗ trợ việc tạo ra nội dung chất lượng, bao gồm viết blog, bài viết, bài báo và nội dung truyền thông xã hội. Nó có khả năng tạo ra các câu chuyện, mô tả sản phẩm và thậm chí viết mã nguồn đơn giản.

"ChatGPT" Cuộc cách mạng trong giao tiếp AI

Giáo dục và đào tạo: ChatGPT có thể giúp giáo viên và giảng viên tạo ra các tài liệu giảng dạy, trả lời câu hỏi của học viên và tạo bài kiểm tra tự động một cách dễ dàng. Nó có thể giúp sinh viên nghiên cứu và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, và sau đó tổng hợp và tổ chức thông tin này một cách hợp lý.

Tư vấn và hỗ trợ trong lĩnh vực y tế: ChatGPT có thể được sử dụng để cung cấp tư vấn và hỗ trợ về các vấn đề y tế cơ bản. Nó có khả năng trả lời câu hỏi liên quan đến triệu chứng bệnh, cung cấp thông tin về thuốc và đưa ra lời khuyên cơ bản.

Ứng dụng trong dịch thuật: ChatGPT còn có khả năng dịch được các văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Do đó, các bạn ngành biên dịch có thể sử dụng phần mềm AI này để hỗ trợ quá trình học và làm việc. Bên cạnh đó, nó còn xóa được những rào cản ngôn ngữ hàng ngày trong đời sống hay môi trường làm việc.

 

4. Lợi ích và ưu điểm của ChatGPT

Tính linh hoạt: ChatGPT có khả năng đáp ứng nhiều loại câu hỏi và yêu cầu khác nhau từ người dùng. Nó có thể xử lý thông tin đa dạng và tạo ra câu trả lời phù hợp cho các tình huống khác nhau.

Trả lời nhanh chóng: Có thể trả lời cụ thể một cách nhanh chóng và dễ hiểu hơn những công cụ khác. Bên cạnh đó, nó hoạt động liên tục 24/7 để hỗ trợ người dùng mọi lúc mọi nơi hoặc bất cứ khi nào. Điểm đặc biệt của công cụ này là khả năng hỗ trợ cá nhân hóa cho từng người dùng nhờ vào nội dung của những cuộc trò chuyện trước đó đã ghi nhớ trước đó.

Tương tác tự nhiên: ChatGPT có khả năng dẫn dắt các cuộc hội thoại một cách tự nhiên và giống người thật, mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái khi trò chuyện cùng.

Khả năng học tập và cải thiện: ChatGPT dựa trên mạng nơ-ron và có khả năng học từ dữ liệu đào tạo. Nó có thể được cải thiện và nâng cao hiệu suất thông qua việc đào tạo với dữ liệu mới và phản hồi từ người dùng.

Tiết kiệm thời gian:Với những ý tưởng ban đầu mà ChatGPT đề xuất, bạn có nhiều thời gian hơn trong việc chỉnh sửa và căn chỉnh sao cho sản phẩm cuối cùng hấp dẫn và phù hợp nhất.

Các bài viết rõ ràng và đúng ngữ pháp:ChatGPT có thể chắt lọc ý tưởng, cô đọng những ý quan trọng, ngắn gọn, dễ hiểu mà lại không có những lỗi sai về ngữ pháp.

Tính sẵn có và tức thì: ChatGPT có thể được triển khai trên nhiều nền tảng và ứng dụng, từ trang web, ứng dụng di động đến các hệ thống tự động hóa. Điều này giúp người dùng có thể truy cập và sử dụng nó mọi lúc, mọi nơi.

 

5. Thách thức và hạn chế

Thiếu khả năng lập luận và suy nghĩ logic: ChatGPT thiếu khả năng lập luận và suy nghĩ logic như con người. Điều này có nghĩa là nó có thể tạo ra câu trả lời mâu thuẫn hoặc không logic trong một số tình huống.

Khả năng tạo ra thông tin sai lệch: ChatGPT được đào tạo từ dữ liệu có sẵn trên Internet, trong đó có cả thông tin không chính xác hoặc thiếu đáng tin cậy.  Điều này có nghĩa là ChatGPT đôi khi có thể đưa ra các câu trả lời vô nghĩa hoặc không chính xác cho một số câu hỏi hoặc tình huống nhất định.

Phụ thuộc vào dữ liệu đào tạo: Nó có kiến ​​thức rất hạn chế về thế giới sau năm 2021 do đào tạo cơ sở dữ liệu. Nó không thể trả lời các câu hỏi về các sự kiện gần đây và đôi khi đưa ra thông tin sai hoặc gây nhầm lẫn.

Cần chi phí lớn và khả năng xử lý dữ liệu mạnh: ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ AI rất phức tạp, yêu cầu một lượng tài nguyên tính toán rất lớn để hoạt động hiệu quả. Điều đó có nghĩa là việc chạy ứng dụng này có thể tốn kém và có thể yêu cầu quyền truy cập vào các hệ thống phần cứng và phần mềm chuyên dụng.

Khả năng gây nhầm lẫn và hiểu sai: ChatGPT có thể hiểu sai ý định của người dùng hoặc gây nhầm lẫn trong việc đưa ra câu trả lời. Điều này có thể xảy ra trong các tình huống phức tạp hoặc khi người dùng không cung cấp đủ thông tin.

Thiếu trí tuệ cảm xúc: Mặc dù ChatGPT có thể tạo ra các phản hồi có vẻ đồng cảm, nhưng nó không sở hữu trí tuệ cảm xúc thực sự. Nó không thể phát hiện ra những dấu hiệu cảm xúc tinh tế hoặc phản ứng thích hợp với những tình huống cảm xúc phức tạp.

Hạn chế khi tạo các bài viết dài, có cấu trúc: Mặc dù có thể tạo ra các bài văn, thơ có các câu mạch lạc và đúng ngữ pháp, nhưng nó có thể gặp khó khăn trong việc tạo ra các bài viết dài, tuân theo một cấu trúc, định dạng hoặc bài tường thuật cụ thể.

Lừa đảo: Tin tặc có thể tạo văn bản thông qua các mô hình ngôn ngữ của ChatGPT để tạo quảng cáo giả mạo và các loại tài liệu lừa đảo khác. Điều này sẽ làm cho mọi thứ dễ dàng hơn cho những kẻ tấn công.

 

6. Tương lai của ChatGPT

Tương lai của ChatGPT đầy triển vọng và hứa hẹn mang đến nhiều tiềm năng và cơ hội. Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, ChatGPT có thể trở thành một người đồng hành thông minh và hỗ trợ đắc lực cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

ChatGPT có thể tiến xa hơn để trở thành một trợ lý ảo thông minh, hiểu biết sâu sắc về nhiều ngành công nghiệp, từ y tế và giáo dục đến tài chính và pháp luật. Nó có thể trở thành một cỗ máy tư duy mạnh mẽ, giúp giải quyết các vấn đề phức tạp và đưa ra những quyết định thông minh.

Ngành công nghệ Việt Nam được thống trị bởi các công ty như FPT Software, Tiki và VNG, những công ty đã và đang tích cực đầu tư vào AI. Các công ty này đang sử dụng AI để phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, tối ưu hóa quy trình kinh doanh và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

Một mục tiêu quan trọng trong tương lai là cải thiện tính khả diễn giải của ChatGPT. Điều này đảm bảo rằng người dùng có thể hiểu rõ quy trình ra quyết định và có lòng tin vào thông tin được cung cấp.

Tuy nhiên, tương lai của ChatGPT sẽ phải đối mặt với những hệ quả khôn lường nếu như nó không tìm ra được hướng giải quyết cho lỗ hổng của mình. Vì vậy, ngoài việc phát triển ChatGPT cần đi kèm với quyền kiểm soát và đảm bảo an toàn. Các chính sách và hướng dẫn rõ ràng sẽ đảm bảo rằng ChatGPT không bị lạm dụng và đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin.

Tương lai của ChatGPT là một sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo và giao tiếp con người. Tuy không thể thay thế hoàn toàn con người nhưng  hứa hẹn mang đến sự tiện lợi, trợ giúp và sự hiểu biết sâu sắc, từ việc giải quyết các vấn đề hàng ngày đến hỗ trợ trong quyết định lớn hơn.

 

Loạt phụ kiện Công nghệ không thể bỏ qua khi đi tập hè này

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để tận hưởng ánh nắng và tập luyện ngoài trời. Để nâng cao hiệu quả của buổi tập, không thể thiếu những phụ kiện công nghệ tiên tiến. Chúng giúp bạn theo dõi tiến độ tập luyện, tối ưu hóa hiệu suất và mang lại trải nghiệm tuyệt vời. Dưới đây là những loạt phụ kiện công nghệ không thể bỏ qua khi đi tập hè này:

Huawei Watch 4

Nhắc đến phụ kiện công nghệ, không thể bỏ qua Huawei Watch 4, là một đồng hồ thông minh đến từ thương hiệu công nghệ hàng đầu Huawei. Với thiết kế sang trọng và tính năng thông minh, Huawei Watch 4 là một phụ kiện thời trang đa chức năng giúp bạn kiểm soát sức khỏe và kết nối với thế giới xung quanh một cách thuận tiện.

Phụ kiện Công nghệ

Với màn hình AMOLED màu sắc tươi sáng và độ phân giải cao, Huawei Watch 4 mang đến trải nghiệm xem video và hình ảnh chất lượng cao trực quan. Đặc biệt, Huawei Watch 4 hỗ trợ kết nối 4G LTE, cho phép bạn sử dụng các tính năng thông minh mà không cần phải mang theo điện thoại. Bạn có thể gọi điện, nhắn tin, duyệt web và sử dụng các ứng dụng trực tiếp từ đồng hồ.

Điểm đáng tiền ở thiết bị này là khả năng hỗ trợ người dùng chăm sóc sức khỏe. Chỉ với một chạm, Huawei Watch 4 có thể kiểm tra 7 chỉ số khác nhau như độ bão hòa oxy trong máu (SpO2), nhịp tim, điện tâm đồ (ECG), phát hiện độ cứng động mạch, mức độ căng thẳng, nhiệt độ da và chức năng hô hấp. Thiết bị tương thích với cả iOS và Android.

 

Fitbit Flex

Là một vòng tay thông minh từ thương hiệu Fitbit – một trong những công ty tiên phong trong dòng thiết bị theo dõi việc tập luyện thể dục. Với thiết kế nhẹ nhàng và thời trang, Fitbit Flex là một phụ kiện tuyệt vời. 

Phụ kiện Công nghệ

Một trong những tính năng đáng chú ý của Fitbit Flex là khả năng giám sát giấc ngủ. Nó sẽ tự động theo dõi thời gian và chất lượng giấc ngủ của bạn, bao gồm thời gian ngủ sâu và thời gian tỉnh dậy trong đêm. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về mẫu ngủ của mình và tìm cách cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh đó, Fitbit Flex còn có tính năng theo dõi các hoạt động, giúp bạn duy trì sự hoạt động thường xuyên trong suốt ngày, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe người dùng.

Với thiết kế cao su đơn giản, chịu nước này sẽ theo dõi bước đi, lượng calo đốt cháy và thời gian ngủ của bạn, sau đó đồng bộ hóa tất cả dữ liệu vào smartphone hoặc máy tính. Thiết bị này cũng có đa dạng màu sắc cho bạn lựa chọn.

Huawei FreeBuds 5

Đạt chứng nhận HWA và Hi-Res Audio Wireless nhờ chất âm thuần khiết với độ trung thực cao. Dải âm treble rõ ràng, đặc biệt là dải âm bass bùng nổ nhờ công nghệ hạ tần số thấp đến 16 Hz, tăng cường âm bass và độ nhạy ở dải tần thấp đến 50%… Tất cả biến trải nghiệm nghe nhạc trở thành những phút giây thăng hoa cảm xúc.

Phụ kiện Công nghệ

Với độ bám rất chắc chắn nên dù mình có tập luyện thể thao nặng như: Chạy bộ, nhảy dây,.. hay rung lắc đầu thì hiếm khi mình thấy chiếc tai nghe này bị rớt. Người dùng dễ dàng điều khiển tai nghe thực hiện các tác vụ như trả lời cuộc gọi, điều chỉnh âm lượng, quản lý phát nhạc… chỉ bằng cách vuốt hoặc nhấn vào vùng cảm ứng trên vành tai thay vì thao tác trên điện thoại. 

 

Phần mềm hỗ trợ tập luyện trên điện thoại thông minh

phụ kiện Công nghệ

Một số ứng dụng trên điện thoại thông minh có thể cung cấp nhiều tiện ích trong tập luyện thể thao thông qua GPS, hoặc sensor chuyển động có sẵn trên các thiết bị thông minh. Với sự phát triển của công nghệ di động, có nhiều ứng dụng tập luyện khác nhau được phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất là MyFitnessPal. Ứng dụng này cho phép bạn ghi lại thông tin về dinh dưỡng và lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Bạn có thể theo dõi mục tiêu calo, cân nặng và tiến trình giảm cân của mình. Ngoài ra, MyFitnessPal còn cung cấp hàng ngàn bài tập và chương trình tập luyện để bạn lựa chọn. Có những ứng dụng cho các bài tập thể dục, bơi lội và tập huấn cho một vài môn thể thao khác. Nếu bạn chạy hoặc đạp xe, có thể tham khảo phần mềm Strava. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là bạn phải đeo điện thoại khi tập luyện.

 

Bao đeo bắp tay cho điện thoạiphụ kiện Công nghệ

Hầu hết chúng ta đều muốn tận dụng công năng của những chiếc smartphone khi tham gia các hoạt động ngoài trời như chạy bộ, leo núi, đạp xe… Ngoài việc kết nối bạn bè hay nghe nhạc thì smartphone đem đến cho chúng ta vô vàn apps hỗ trợ cho việc hoạt động thể thao như tính toán lượng calories tiêu thụ, theo dõi nhịp tim, đếm động tác thực hiện chính xác như một vị bác sĩ, một trợ lý huấn luyện chuyên nghiệp. Đây cũng là sự lựa chọn cần thiết trong quá trình tập thể dục.

3 cách tích hợp ERP với ứng dụng bên ngoài

 LỢI ÍCH CỦA VIỆC TÍCH HỢP ERP VỚI ỨNG DỤNG BÊN NGOÀI

3 cách tích hợp ERP với ứng dụng bên ngoài
  • Tăng cường khả năng quản lý: Tích hợp ERP với các ứng dụng bên ngoài giúp tăng cường khả năng quản lý của hệ thống ERP bằng cách cung cấp thêm thông tin và dữ liệu từ các ứng dụng khác. Điều này giúp cải thiện quá trình ra quyết định và tăng cường khả năng dự báo, nâng cao hiệu suất lao động và giảm thiểu rủi ro.
  • Tối ưu hóa quy trình kinh doanh: Tích hợp ERP với các ứng dụng bên ngoài giúp tối ưu hóa quá trình kinh doanh bằng cách tự động hóa các quy trình và giảm thiểu các hoạt động thủ công. Điều này giúp tăng cường hiệu quả và giảm thiểu thời gian và chi phí.
  • Tăng cường khả năng tích hợp: Tích hợp ERP với các ứng dụng bên ngoài giúp tăng cường khả năng tích hợp của hệ thống ERP với các ứng dụng khác, như CRM, quản lý chuỗi cung ứng (SCM), quản lý dự án (PM),.... Điều này giúp cải thiện khả năng kết nối của hệ thống ERP và mở rộng khả năng tích hợp trong tương lai.
  • Nâng cao trải nghiệm người dùng: Tích hợp ERP với các ứng dụng bên ngoài giúp nâng cao trải nghiệm người dùng bằng cách cung cấp các ứng dụng mới và tiện ích hữu ích. Điều này giúp tăng cường sự hài lòng của người dùng và giúp tăng cường năng suất làm việc.
  • Giảm thiểu thời gian và chi phí: Tích hợp ERP với các ứng dụng bên ngoài giúp giảm thiểu thời gian và chi phí bằng cách tự động hóa các quy trình và giảm thiểu các hoạt động thủ công. Điều này giúp tăng cường hiệu quả và giảm thiểu thời gian và chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh.

CÁCH THỨC TÍCH HỢP ERP VỚI ỨNG DỤNG BÊN NGOÀI

  • Tích hợp thông qua API: Đây là cách thức phổ biến và đơn giản nhất để tích hợp ERP với các ứng dụng bên ngoài. API (Application Programming Interface) cho phép các ứng dụng bên ngoài giao tiếp với ERP thông qua các giao diện lập trình được cung cấp. Các giao diện này có thể cung cấp thông tin về dữ liệu, tình trạng hoạt động và các chức năng quản lý khác. Nhà phát triển có thể sử dụng API để tạo ra các ứng dụng bên ngoài và kết nối chúng với hệ thống ERP.
  • Sử dụng các công cụ tích hợp: Các công cụ tích hợp là các ứng dụng hoặc tiện ích được thiết kế để kết nối ERP với các ứng dụng bên ngoài. Các công cụ này thường được cung cấp bởi các nhà cung cấp ERP hoặc các công ty phần mềm khác. Các công cụ này thường có các giao diện đơn giản để cấu hình và quản lý tích hợp.
  • Sử dụng các phần mềm trung gian: Các phần mềm trung gian là các ứng dụng được thiết kế để kết nối ERP với các ứng dụng bên ngoài. Các phần mềm này thường hỗ trợ nhiều ứng dụng khác nhau và có thể được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Một số phần mềm trung gian phổ biến nhất là Boomi, MuleSoft và Dell Boomi.
    Khi tích hợp ERP với ứng dụng bên ngoài, cần đảm bảo rằng các dữ liệu được chia sẻ giữa các hệ thống là chính xác và đáng tin cậy. Cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi triển khai tích hợp và kiểm tra lại sau khi hoàn thành để đảm bảo tính ổn định và hiệu quả của hệ thống.